Chính sách Giết mổ bò ở Ấn Độ

Hai con bò đi tự do trên phố ở Ấn Độ

Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật linh thiêng, được tôn thờ như những vị thần, nhất là với cộng đồng những người theo đạo Hindu, bởi bò mộng Nandi vốn là con vật cưỡi của thần Shiva vốn là đấng phá hủy, một trong ba vị thần tối cao Ấn Độ giáo. Do đó, người Ấn Độ kiêng ăn thịt bò, tuy nhiên sữa bò vẫn được sử dụng. Ở Ấn Độ, đa phần người dân đều theo đạo Hindu, đây là tôn giáo có số lượng tín đồ đông đảo nhất. Đối với đạo Hindu, bò là linh vật vô cùng thiêng liêng do đó loại gia súc này rất được bảo vệ. Với những quy định khắt khe của tôn giáo lớn là đạo Hindu và Jaina giáo, loài bò luôn được các tín đồ tôn sùng và được coi là vật thiêng liêng. Nhiều tín đồ Hindu coi bò là biểu tượng sống của tín ngưỡng mà họ tôn thờ. Các tổ chức từ thiện của người Hindu điều hành các “gaushala” (trung tâm bảo vệ bò) ở nhiều thành phố. Họ đưa những con bò lang thang tới gaushala để chăm sóc. Có người ca ngợi lệnh cấm giết bò: “Bò là mẹ của chúng tôi. Chính phủ nên áp đặt lệnh cấm trên cả nước”.

Giới chuyên gia kinh tế nhận định lệnh cấm giết bò toàn diện (gồm cả con đực và con cái) có thể phản tác dụng do nông dân sẵn sàng tống bò ra khỏi nhà khi chúng ngừng tiết sữa.Tình hình có thể trở nên tệ hơn nếu nông dân từ bỏ việc nuôi bò vì họ phải nuôi chúng suốt cuộc đời. Người dân chỉ nuôi bò tại những bang cho phép họ giết mổ có chọn lọc, những con số cho thấy nông dân đang chuyển sang nuôi trâu ở những bang không cho phép giết bò[29]. Trong những năm gần đây, Ấn Độ nổi lên là một trong những quốc gia sản xuất sữa nhiều nhất thế giới, mặc dù sản lượng sữa bò Ấn Độ đang ở mức thấp hơn so với châu Âu hay châu Mỹ. Vì vậy, chính phủ nước này đang cố gắng cải thiện năng suất sữa của đàn bò trong nước bằng cách cung cấp dịch vụ hỗ trợ và tư vấn thú y tốt hơn cho người nông dân. Bò sữa được nuôi thành trang trại với quy trình công nghệ cao.

Chính phủ

Việc loài bò lại trở thành một phương tiện của chiến tranh chính trị có thể coi là một thành quả phi tự do đáng chú ý của chính quyền BJP dưới thời Thủ tướng Narendra Modi. Những chính sách của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhằm bảo vệ các loài động vật ngành sản xuất, sữa như bò cái và những ngành sản xuất sản phẩm từ động vật dê, bò đã kích thích loại hàng hóa đặc biệt trên. Chính quyền ông Modi chi 5,8 tỉ rupee, tương đương 87 triệu USD, xây chuồng bò, tăng cường thực thi lệnh cấm ăn thịt bò và thắt chặt các biện pháp nhằm chống bán bò bất hợp pháp sang nước láng giềng Bangladesh.[30]. Chính phủ Ấn Độ đã tiêu tốn 5,8 tỷ Rupee (87 triệu USD) cho chương trình bảo vệ bò cái cũng như tăng cường các quy định cấm ăn thịt bò. Đồng thời Ấn Độ cũng thắt chặt quản lý việc buôn bán bất hợp pháp gia súc từ nước láng giềng Bangladesh nhằm bảo vệ các nông trại trong nước.

Một con bò tự do lục thùng rác ở Ấn Độ

Số bò và trâu cái trưởng thành tại Ấn Độ đang tăng nhanh (triệu con). Chính phủ Ấn Độ đã tổ chức một hội nghị quốc gia liên quan đến việc bảo vệ loài bò và thậm chí 2 thành viên nội các của Thủ tướng Modi đã kêu gọi hàng nghìn người tham dự hội thảo hạn chế và từ bỏ việc sát hại bò. Để ngăn chặn việc bò được gửi đến các lò mổ, chính phủ Ấn Độ khởi động chương trình quốc gia Rashtriya Gokul Missio giữa năm 2014 để xây dựng nơi sống cho những con bò già, ốm yếu. Tiền thu được từ chất thải cơ thể của loài động vật này đang được dự tính dùng để chi trả cho việc nuôi chúng. Vào tháng 5, chính phủ Ấn Độ tổ chức hội nghị quốc gia liên quan đến việc bảo vệ loài bò. Hai thành viên nội các của chính phủ Thủ tướng Modi đã kêu gọi hàng nghìn người tham dự hội thảo hạn chế và từ bỏ việc sát hại bò.

Nhiều chuyên gia Ấn Độ cảm thấy không hài lòng với các chính sách bảo vệ loài bò hiện nay của chính phủ. Chính trị gia Subramanian Swamy của Đảng Bharatiya Janata, một Đảng trong liên minh những người theo đạo Hindu đang cầm quyền của Thủ tướng Modi cho rằng những nỗ lực hiện nay của chính phủ là chưa đủ. Hiện Ấn Độ tiêu thụ các loại thịt trâu, dê thay cho thịt bò và lợn vốn là điều cấm kỵ đối với cộng đồng người Hindu và Hồi giáo chủ yếu ở đây. Ấn Độ cũng là quốc gia xuất khẩu thịt trâu nhiều nhất thế giới. Tuy nhiên, tình trạng giết bò và giả làm thịt trâu đang lan tràn tại Ấn Độ và khiến nhiều chuyên gia cũng như chính trị gia không hài lòng. Swamy thậm chí còn đề nghị chính phủ dỡ bỏ chính sách hỗ trợ đối với ngành xuất khẩu thịt trâu nhằm hạn chế tình trạng giết bò như trên.

Việc tiêu thụ thịt bò nội địa chủ yếu giới hạn trong số những người không theo Ấn giáo, nhưng trong những năm gần đây, Ấn Độ đã nổi lên thành một nước xuất khẩu thịt bò đứng hàng thứ nhì thế giới, chủ yếu có nguồn gốc từ trâu. Vị thế đó khiến nhiều nhóm người theo Ấn giáo có liên hệ với đảng cầm quyền BJP không hài lòng. Họ nói rằng dưới vỏ bọc của việc giết mổ trâu và bò đực, nhiều con bò cái đang bị giết mổ bất hợp pháp. Tổng thư ký của nhóm Hindu Vishwa Parishad theo chủ trương cứng rắn, hay Hội đồng Hindu Thế giới, ông Venkatesh Abdev, cho biết họ sẽ vận động cho một lệnh cấm tiêu thụ thịt bò trên toàn quốc. Nhiều tổ chức xã hội và cá nhân các tín đồ của đạo Hindu cũng lên tiếng đòi Chính phủ Ấn Độ phải bảo vệ vị trí xã hội và tôn giáo của những con bò. Trong khi chờ đợi nhà cầm quyền lập lại trật tự, những "trung tâm cứu hộ bò" đã được thành lập.

Tại vùng ngoại ô thủ đô New Delhi, một "khu bảo tồn" có tên Shri Mataji Gaushala đã được lập nên và đang hoạt động từ vài năm nay. Với diện tích lên đến 42 hecta, đây là nơi trú ẩn của hàng nghìn con bò được giải cứu từ các lò mổ, hoặc thu gom về khi chúng đang đi lang thang. Kinh phí duy trì hoạt động của khu này lên tới 5,4 triệu USD mỗi năm, và những Ấn kiều giàu có đang định cư tại Hoa Kỳ hiện đang tài trợ toàn bộ số tiền này. Trong tương lai, khu bảo tồn bò dự kiến nhận được sự hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, như là một minh chứng cho sự ủng hộ và sự vào cuộc quyết liệt của nhà cầm quyền trong cuộc đấu tranh giữ gìn sự tôn kính cho con vật linh thiêng. Có người đàn ông này vô cùng đau khổ mỗi khi nghe được tin rằng ở đâu đó, người ta đã giết hại một con bò. Ông coi sự sùng bái của mình với loài vật này là nghĩa vụ của một tín đồ Hindu dành cho tôn giáo mà mình đã tin theo[31]

Một con bò trắng Ấn Độ

Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc bầu cử, Thủ tướng Narendra Modi đã chỉ trích chính phủ của đảng Quốc đại trước về việc quảng bá một “cuộc cách mạng hồng cho việc giết mổ gia súc”. Trong khi đó, lệnh cấm thịt bò đã trở thành một đề tài hàng đầu được nhiều người quan tâm trên Twitter khi được thông báo vào đầu tuần này. Một số người ủng hộ quyết định đó nhưng hàng ngàn người lại chỉ trích. Nhiều người đã đưa ra những so sánh châm biếm giữa tiến trình bảo vệ những con bò cái với tình trạng thiếu tiến bộ về an toàn cho phụ nữ và nói rằng: “Thực là tin vui khi biết rằng những con bò cái được an toàn hơn cả phụ nữ ở Ấn Độ” và “Thật là tin vui khi biết được rằng một con bò cái có thể đi ra đường vào buổi tối và muốn ăn mặc ra sao cũng được”[32]

Thủ tướng Narendra Modi muốn cấm giết trâu để thực hiện lời hứa với những tín đồ Hindu, nhưng thịt trâu lại là thực phẩm thiết yếu đối với hàng triệu người nghèo. Trong quá trình vận động tranh cử, Thủ tướng Modi từng hứa ông sẽ cấm giết bò trên phạm vi toàn quốc. Lời hứa của ông khiến những tín đồ Hindu bảo thủ cảm thấy phấn khởi. Với việc đảng Bharatiya Janata Party (BJP) của Thủ tướng Narendra Modi giành thắng lợi trong tổng tuyển cử, nhưng nhóm Hindu cứng rắn đang vận động để lệnh cấm giết mổ bao gồm mọi loại gia súc, cả con đực lẫn cái. Mohammed Aqil Qureshi, chủ tịch Hiệp hội Bảo vệ Những người kinh doanh trâu tại thị trấn Ghazipur cho rằng đây là một quyết định chính trị. Chính phủ muốn lấy lòng người Hindu và gây phiền toái cho tín đồ Hồi giáo. Người nghèo sẽ chịu tác động xấu nhất từ lệnh cấm mổ trâu. Thịt trâu là thực phẩm của người nghèo và là nguồn dưỡng chất của hàng triệu người theo[29].

Rajasthan

Bang Rajasthan đưa ra quy định cấm ăn thịt bò và bị phạt khi ăn thịt bò. Một đạo luật ra đời từ năm 1995 có tên là Rajasthan Bovine Animal Act nghiêm cấm người dân sở hữu, mua bán hoặc vận chuyển thịt bò. Thịt bò trở thành hàng cấm và bất cứ ai vi phạm luật này có thể bị phạt tù 2 năm cũng như nộp phạt số tiền lên đến 10.000 rupee (khoảng 150 USD). Đạo luật này được lấy từ tên của nơi ra đời nó là tiểu bang Rajasthan[27] Bang Rajasthan thậm chí còn lập ra cơ quan vận động cho loài vật này, Rajasthan ở Ấn Độ đã thiết lập Cục quản lý bò để đảm bảo quyền lợi (phúc lợi động vật) cho loài động vật này. Theo những quan chức của bang Rajasthan và một số chuyên gia, loài bò thậm chí xứng đáng nhận nhiều quyền lợi hơn cả hai triệu người vô gia cư hiện nay tại Ấn Độ. Một số nhà phê bình cho biết loài bò còn có nhiều quyền lợi hơn 2 triệu người vô gia cư trên cả đất Ấn.

Maharashtra

Những con bò thần thánh ở Ấn Độ

Đảng Bharatiya Janata (BJP), đã giành được quyền kiểm soát tiểu bang miền Tây Maharashtra, đã thực thi lệnh cấm theo một đạo luật đã được thông qua khi đảng này cầm quyền tiểu bang khoảng 20 năm trước nhưng nó chưa bao giờ được áp dụng sau khi đảng này mất quyền lực. Theo luật này, sở hữu hay bán thịt bò có thể đưa đến việc bị phạt tiền hoặc đi tù tới 5 năm. Mặc dù loài bò cái, được người Hindu xem là thần thánh, đã được bảo vệ trong quốc gia đa số người Hindu, luật mới còn mở rộng cả với việc giết mổ bò đực, bò thiến và bò con. Các lệnh cấm tương tự đã được áp dụng ở hai tiểu bang khác là GujaratMadhya Pradesh, cả hai đều nằm dưới sự kiểm soát của đảng BJP[32].

Tại tiểu bang Maharashtra miền Tây Ấn Độ, lệnh cấm tiêu thụ thịt bò đã được sự hoan nghênh của các nhóm Hindu có liên hệ với đảng cầm quyền Bharatiya Janata, nhưng lại bị những người liên quan đến ngành kinh doanh này, đa số là người Hồi giáo, đả kích kịch liệt, giới mua bán thịt bò cho rằng lệnh cấm sẽ làm cho hàng chục ngàn người thất nghiệp. Khi lệnh cấm có hiệu lực (hôm thứ Năm) nhiều cơ sở giết mổ thịt bò ở Maharashtra đã đóng cửa. Món thịt bò đã biến mất trên thực đơn của các nhà hàng, bao gồm cả những nhà hàng hạng sang ở Mumbai là thủ phủ tài chính của Ấn Độ[32].

Chỉ trong vòng vài ngày từ khi chính quyền bang Maharashtra ban hành lệnh cấm, hoạt động bán thịt ở Mumbai, trung tâm hành chính của bang, buộc phải chuyển sang hình thức bí mật. Tiểu thương bán thịt ở Maharashtra kiện lệnh cấm của chính quyền, với lý do hàng vạn người mất việc vì nó. Quyết định của bang không khiến dư luận ngạc nhiên[29]. Lệnh cấm thịt bò gần đây của bang Maharashtra vốn đe doạ sinh kế của một triệu người theo đạo Hồi làm nghề bán thịt và tài xế xe tải hạng nặng sẽ đã không được đưa ra nếu bang còn nằm dưới bất kỳ chính quyền nào trước đây, và cũng sẽ không nhận được sự ủng hộ của bất kỳ chính phủ tiền nhiệm nào ở New Delhi. Những lệnh cấm như vậy thực ra không hẳn chỉ liên quan đến thịt bò, mà là về tự do.

Bên cạnh đó, nỗi lo của những người bán thịt trâu tăng, sau khi Maharashtra, bang đông dân thứ hai ở Ấn Độ, ban hành luật mới để đưa thêm bò đực vào danh sách những động vật mà người dân không được phép giết mổ. Mặc dù luật mới không đề cập tới trâu, thịt trâu vẫn nhanh chóng biến mất khỏi phần lớn cửa hàng thịt trong bang do tiểu thương lo ngại bạo lực có thể bùng phát nếu khách hàng nhầm lẫn thịt trâu với thịt bò. Những người vi phạm lệnh cấm sẽ hứng chịu hình phạt nghiêm khắc. Nếu bán hoặc tàng trữ thịt bò, họ không thể nộp tiền để tại ngoại, đối mặt với án tù 5 năm và phải nộp khoản tiền phạt 200 USD là một số tiền khá lớn đối với người nghèo Ấn Độ.

Một con bò già ở Ấn Độ, chúng sẽ có chỗ nghỉ dưỡng cuối đời sau khi hoàn thành công việc

Chủ tịch của Hội Đại lý thịt bò ngoại ô Mumbai là Mohammad Ali Qureshi cho rằng lệnh cấm sẽ cướp đi đến kế sinh nhai của hàng chục ngàn người bán thịt, bán lẻ thịt bò, các công nhân và những người có liên quan đến ngành thương mại này, nhiều người trong số này thuộc vào tầng lớp thấp kém nhất và nghèo nhất trong xã hội, những người không có trình độ học thức để kiếm được việc làm khác hay có tiền để tạo dựng các doanh nghiệp thay thế, những người đã bị thất nghiệp mà không được báo trước vì lệnh cấm được áp dụng đột ngột.

Lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến ngành thương mại thịt bò đang phồn thịnh, nhưng ông nói rằng đã phải trả một cái giá nào đó vì việc giết mổ gia súc là một vấn đề tình cảm đối với người Hindu. Nhưng trước sự phẫn nộ của dòng người Hindu về việc mổ bò lấy thịt (bò thịt), chính quyền Mumbai đã khởi động chương trình Rashtriya Gokul Mission vào năm 2014. Theo đó, những con bò già và ốm sẽ bị chuyển đến một trạng trại chăn nuôi riêng để cho chúng nghỉ dưỡng và nhằm thu thập những sản phẩm khác ngoài sữa, như nước tiểu bò.

Với những người theo đạo Hồi đang kiểm soát phần lớn ngành mua bán thịt bò, lệnh cấm có phần chắc sẽ mang âm hưởng chính trị khi nó trở thành một vấn đề chia rẽ giữa các nhóm theo Ấn giáo và các nhóm theo Hồi giáo. Mohammad Shahid Sheikh là chủ tịch của nhóm vận chuyển thịt bò ở Deonar, nơi toạ lạc cơ sở giết mổ thịt bò lớn nhất Ấn Độ. Ông cho biết những vụ chận xe tải chuyên chở gia cầm tăng thêm trong những tháng gần đây. Các nhà hoạt động người Hindu bị đổ lỗi gây ra những cuộc tấn công. Ông Sheikh nói khi chúng tôi đặt câu hỏi và nói với họ là chúng tôi đang tuân theo tất cả các quy định, họ nói với chúng tôi là họ sẽ không để cho các con vật bị giết mổ nữa. Các nhà phân tích chính trị nói lệnh cấm thịt bò có thể đem lại thêm vũ khí cho giới chỉ trích cáo buộc đảng cầm quyền BJP là quảng bá cho nghị trình dân tộc chủ nghĩa của người theo Ấn giáo[32].

Haryana

Một số bang khác chịu sự điều hành của đảng BJP cũng muốn noi gương bang Maharashtra. Chính quyền Haryana, bang tiếp giáp với thủ đô New Delhi, đang xem xét dự luật để hành vi giết bò tương đương tội giết người. Người dân có thể lĩnh án tù chung thân vì giết một con bò nếu nghị viện bang phê chuẩn dư luật[29]. Thủ hiến bang Haryana Manohar Lal Khattar là nơi đảng BJP chiếm đa số, đã tuyên bố rằng người theo đạo Hồi ở Ấn Độ sẽ phải ngừng ăn thịt bò.

Cảnh sát bang Haryana ở Ấn Độ đã mở đường dây nóng hoạt động suốt ngày đêm, qua đó cư dân có thể thông báo cho các nhân viên bảo vệ trật tự pháp lý về những vụ đánh cắp hoặc giết chết bò, con vật mà người Hindu coi là linh thiêng. Người đứng đầu cảnh sát bang cũng tuyên bố sẽ tổ chức các trạm kiểm soát để ngăn chặn việc đưa gia súc ra khỏi lãnh thổ Haryana một cách trái phép. Những biện pháp như vậy được thông qua sau khi cư dân địa phương tổ chức một phiên tòa tự quyền xét xử với hai người vận chuyển thịt bò, bắt họ phải ăn món hữu cơ Panchagavya làm từ phân bò, nước tiểu bò, sữa bò đặc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Giết mổ bò ở Ấn Độ http://www-cgi.cnn.com/ASIANOW/time/magazine/2000/... http://www.hindustantimes.com/india/graphic-mappin... http://indianexpress.com/article/explained/explain... http://archive.indianexpress.com/news/sc-laws-proh... http://www.indianexpress.com/oldStory/17117/ http://timesofindia.indiatimes.com/india/Cow-theft... http://timesofindia.indiatimes.com/india/Sushil-Mo... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2003-0... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2005-1... http://articles.timesofindia.indiatimes.com/2012-0...